
Sở Xây dựng Đồng Nai vừa đề xuất phương án xây cầu Cát Lái thay vì hầm vượt sông. Cầu có điểm đầu tại đường Nguyễn Thị Định, TP HCM và điểm cuối kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Tổng chiều dài khoảng 11,37km, cầu dài hơn 3km, tĩnh không 55m. Đường trục chính đô thị, vận tốc 80km/h, mặt cắt ngang 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Vị trí xây dựng cầu đã được UBND TP HCM và Đồng Nai thống nhất.
Đơn vị tư vấn cho rằng xây cầu có nhiều ưu điểm hơn về chi phí, vận hành. Cầu Cát Lái dự kiến dài 11km, phần cầu chính hơn 3km. Cầu có 6 làn cơ giới, 2 làn thô sơ, rộng 33,5m, tĩnh không 55m. Tổng mức đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng.
Phương án hầm bị loại do chi phí đầu tư cao (24.553 tỷ đồng, cao hơn 5.000 tỷ so với cầu), chi phí vận hành, bảo trì lớn (ước tính 100 tỷ/năm, gấp 10 lần so với cầu) và giải phóng mặt bằng phức tạp hơn.
Đồng Nai đề xuất đầu tư công cho giải phóng mặt bằng và xây đường nối từ trạm thu phí cầu đến cuối tuyến (10.357 tỷ đồng). Phần còn lại theo hình thức PPP, hợp đồng BOT (9.034 tỷ đồng). Dự án chia thành 4 thành phần chính: giải phóng mặt bằng phía TP HCM (3.611 tỷ), giải phóng mặt bằng phía Đồng Nai (2.967 tỷ), xây dựng cầu chính (9.034 tỷ) và xây dựng đường nối (3.779 tỷ).
Theo đó, dự án xây cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP HCM, xây dựng cầu thay phà Cát Lái và đường nối. So với phương án xây hầm thì việc xây cầu vượt sông Cát Lái sẽ có chi phí đầu tư thấp hơn, chi phí vận hành cũng ít tốn kém hơn. Bên cạnh phương án xây dựng cầu Cát Lái nối TP HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng đang nghiên cứu phương án xây hầm thay vì cầu. Đây là hạ tầng giao thông rất quan trọng, được người dân cả hai địa phương kỳ vọng nhưng suốt nhiều năm vẫn chưa thể triển khai.
Đề xuất dự án xây hầm vượt sông thay thế phà Cát Lái nhằm tăng thêm tuyến kết nối giữa 2 địa phương và kết nối với sân bay Long Thành. Phương án này cũng thay thế cho phương án xây cầu Cát Lái đã được quy hoạch trước đó.