
Giá nhà ở tại Việt Nam đã tăng trưởng bình quân hai chữ số mỗi năm trong suốt thập kỷ qua. Đặc biệt từ năm 2018, nguồn cung nhà ở sụt giảm nghiêm trọng do các chính sách kiểm soát thị trường bất động sản trong khi nhu cầu nhà ở không ngừng tăng. Điều này khiến giá bất động sản, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và các khu vực kinh tế trọng điểm tăng mạnh, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, khiến việc sở hữu nhà ở trở nên khó khăn.
Tại TP.HCM, hầu hết dự án mới thuộc phân khúc cao cấp, giá từ 72-142 triệu đồng/m2. Phân khúc tầm trung khan hiếm, giá bán dưới 38 triệu đồng/m2 gần như biến mất. Giá bán liên tục tăng đẩy thị trường nhà ở rời xa giá trị căn bản, tăng rủi ro thanh khoản và khoảng cách giữa sản phẩm trên thị trường với nhu cầu và khả năng của người mua.
UBND tỉnh Bình Dương vừa họp rà soát tiến độ dự án đường ven sông Sài Gòn đoạn từ rạch Bà Lụa đến cảng An Sơn, tổng mức đầu tư 2.133 tỷ đồng. Dự án dài 3,5km, kết nối cảng An Sơn và Đường Vành đai 3 TP. HCM, tăng cường kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch. Dự kiến khởi công vào quý III/2026 và hoàn thành vào quý II/2028.
Thị trường văn phòng TP.HCM và Hà Nội có tổng nguồn cung Hạng A và Hạng B lần lượt là 1,7 triệu m2 và 1,6 triệu m2 sàn. Năm 2024, TP.HCM có thêm 117.500 m2 nguồn cung mới, năm 2025 thêm 165.000 m2. Giá thuê trung bình tại TP.HCM dự báo ổn định từ 2024 đến 2029, ngoại trừ năm 2025 tăng 5%. Từ năm 2026, thị trường dự kiến có thêm 85.000 m2 nguồn cung mới mỗi năm.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM theo phương thức PPP. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện Báo cáo thẩm định, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.