
Tính đến ngày 30/11/2024 tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 31,38 tỷ USD tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 11 tổng vốn đăng ký FDI đạt 4,12 tỷ USD. Trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 2,16 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Vốn điều chỉnh tăng thêm đạt 1,58 tỷ USD tăng 39,3% so với cùng kỳ. Góp vốn mua cổ phần đạt 379 triệu USD giảm 54,6% so với cùng kỳ.
Singapore là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024 với hơn 9 tỷ USD tăng 53,75 so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư mới chiếm 28,3%. Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn chiếm 22,4% và góp vốn mua cổ phần chiếm 25,0%.
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế của Việt Nam. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 61,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư.
Lượng vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo có phần chậm lại trong 11 tháng năm 2024 so với 11 tháng năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân 5 năm trở lại đây. Vốn FDI vào ngành bất động sản đang có xu hướng mở rộng đặc biệt là các dự án bất động sản khu công nghiệp.
Bắc Ninh tiếp tục là tỉnh thành có lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước hơn 5 tỷ USD tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Môi trường đầu tư thông thoáng cơ sở hạ tầng hiện đại nguồn lao động dồi dào là những yếu tố giúp Bắc Ninh thu hút đầu tư.
Ngày 05/12 Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI. Nhiều đại bàng bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ như Intel Marvell Ampere Cirrus Logic… cũng sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trong tháng 11 quan hệ Việt Nam - Malaysia được nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam đang định vị trở thành mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất và bán dẫn toàn cầu.
Phú Hưng Securities nhận định dòng vốn FDI sẽ mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025 và đến năm 2030. Chính phủ đã thực hiện 28 hoạt động ngoại giao cấp cao trong 3 tháng qua cho thấy nỗ lực đa dạng hóa thương mại và nâng cấp quan hệ với nhiều quốc gia khu vực mới.
Sự ưu ái của các doanh nghiệp Mỹ đối với Việt Nam vẫn đang diễn biến tích cực cho thấy Việt Nam là điểm đến đầy tiềm năng tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.