
Theo Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư vào mạng lưới đường bộ đến năm 2030 là khoảng 900.000 tỷ đồng. Khoản vốn này sẽ được dùng để hoàn thiện các dự án trọng điểm như hệ thống cao tốc và các tuyến quốc lộ quan trọng.
Báo cáo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT cho biết giai đoạn từ nay đến năm 2030, sẽ có 29 dự án đường bộ quan trọng quốc gia được ưu tiên đầu tư. Các dự án này bao gồm:
- Cao tốc Bắc – Nam phía Đông
- Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
- Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
- An Hữu (Tiền Giang) – Cao Lãnh (Đồng Tháp)
- Mỹ An – Cao Lãnh
- Cao Lãnh – Lộ Tẻ (Cần Thơ) – Rạch Sỏi (Kiên Giang)
- Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang)
- Cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) – Đức Hòa (Long An)
- Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
- Quảng Ngãi – Kon Tum
- Biên Hòa – Vũng Tàu
- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh)
- TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành (Bình Phước)
- Dầu Giây – Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng)
- Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh
Ở phía Bắc, các dự án quan trọng bao gồm:
- Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội
- Vành đai 5 Vùng Thủ đô Hà Nội
- Cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn
- Chợ Mới – Bắc Kạn
- Hà Nội – Lào Cai
- Tuyên Quang – Hà Giang
- Kết nối TP. Hà Giang với Hà Nội – Lào Cai
- Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La)
- Tuyến Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng)
- Tuyến Vinh – Thanh Thủy (Nghệ An)
- Tuyến Mộc Châu – Sơn La
- Tuyến Sơn La – Điện Biên
- Tuyến Phú Thọ – Chợ Bến (Hòa Bình)